MDF là tên viết tắt của cụm từ Medium-density fibreboard là một sản phẩm gỗ nhân tạo, được hình thành bằng cách phá vỡ kết cấu của gỗ tự nhiên. Sau đó sợi gỗ cứng và mềm , cũng có thể gọi là bột gỗ được trộn với chết kết dính và các thành phần tạo kết cấu khác. Được tạo hình và tạo thành tấm cứng qua quá trình sử dụng nhiệt và áp suất.
MDF nặng hơn gỗ dán thường bởi kết cấu gồm các sợi bột gỗ được nén chặt lại, tuy nhiên nó cũng có thể sử dụng như một vật liệu thay thế gỗ dán trong công nghiệp xây dựng cũng như chế tác nội ngoại thất. Nó cũng có ưu điểm là bền hơn ván dăm, dễ tạo hình hơn ván dăm. Trước đây người ta gọi MDF bằng nhiều tên khác nhau, dựa vào định lượng bột gỗ của tấm. Và MDF được phổ biến khi quá trình sản xuất được phát triển rộng rãi tại Bắc Mĩ và châu Âu từ đầu những năm 1980. Sau này tất cả các sản phẩm ” bột gỗ ép” đó được gọi chung tên là MDF, với định lượng bột gỗ phong phú ( từ 500-1000kg/1m3) nhưng nếu gọi bằng nhiều tên sẽ dễ gây nhầm lẫn với một nhóm sản phẩm có cùng tính chất. Nên người ta dùng chung tên MDF , còn định lượng bột gỗ trên tấm thì phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng để sản xuất.
Chính vì có nhiều loại MDF nên người ta cũng có thể phân chia các loại MDF theo màu sắc:
- Màu xanh lá cây là MDF chịu nước
- Màu đỏ hoặc màu xanh là MDF chống cháy
Hoặc dựa vào định lượng bột gỗ người ta phân chia thành các tên gọi MDF (600-800kg/1m3) Ván dăm (160-450kg/1m3) HDF( 600-1450kg/1m3)
MDF được sản xuất từ rất nhiều các nguồn nguyên liệu như các loại gỗ, phế liệu, giấy tái chế, tre, sợi các bon và polime, …
Ngày nay MDF được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp đóng gói, xây dựng, chế tạo đồ nội ngoại thất.